Đông Á Bia (kiến trúc)

Trung Quốc

Đài kỷ niệm tại Vũ Hán về trận lũ lịch sử trên sông Dương Tử năm 1954. Tấm bia phía trên khắc bút tích của Mao Trạch Đông, tấm bia phía dưới khắc bài thơ Du vịnh (游泳) do Mao Trạch Đông sáng tác năm 1956

Trung Quốc là một trong những nền văn minh độc lập sử dụng bia đá làm công cụ lưu trữ tư liệu. Bia đá có khắc chữ bắt đầu xuất hiện từ thời Đông Hán[5], nhưng chỉ từ thời Đường mới thực sự trở thành loại hình khắc chữ lên đá chủ yếu[6] Bia Trung Quốc sử dụng Chữ Hán là chủ yếu và là nguồn tư liệu quan trọng về thư pháp Trung Hoa. Tất cả các kiểu viết chữ Hán cổ đều xuất hiện trên bia đá, cụ thể là bảy kiểu chữ: Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư, Thảo thư, Hành thư[5]. Bia đá ở Trung Hoa cho đến tận thời hiện đại vẫn được dùng để ghi lại các sáng tác văn học của những tác gia và quan lại nổi tiếng, thường là thơ. Rất nhiều bia dùng để lưu lại bút tích và tự dạng của những nhân vật lịch sử quan trọng.

Từ thời Minh, việc dựng bia ở lăng tẩm và phần mộ trở thành một tục lệ trong xã hội. Minh Thái Tổ đã cho ban hành luật lệ chặt chẽ quy định về hình thức của từng loại bia để xác định tôn ti trong xã hội, phân biệt giữa hoàng tộc, quý tộc, quan lại và dân thường. Linh vật Bí Hí bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn này như một hình tượng đặc trưng cho con vật đội bia trong văn hóa Trung Hoa.[7]

Ước tính có khoảng 100.000 văn bia ở Trung Quốc còn lại đến nay. Tuy nhiên chỉ khoảng 30.000 văn bia đã được in rập thác bản và số được dịch cùng nghiên cứu còn ít hơn thế nữa.[8]

Cùng với sự ảnh hưởng của Văn hóa Trung Hoa lên các nước thuộc Vùng văn hóa chữ Hán, việc dựng bia và ghi lại minh văn trên bia đã truyền sang các nước như Việt Nam, Triều TiênNhật Bản.

Triều Tiên và Nhật Bản

Hình thức bia đá có minh văn đã truyền sang Triều Tiên và sau đó là Nhật Bản từ khá sớm. Các bia đá cổ tại Triều Tiên và Nhật Bản hầu như đều sử dụng chữ Hán. Tuy nhiên chữ Hán văn ngôn đã được người sử dụng ở các nước đồng văn biến thể và sử dụng để diễn đạt theo ngữ pháp tiếng Việt Nam, tiếng Triều Tiêntiếng Nhật Bản[9].

Bia Bukhansan (北漢山碑- Bắc Hán Sơn Bi) nói về Chân Hưng Vương (540–576) là một trong những tấm bia khắc chữ Hán cổ nhất tìm thấy tại Hàn Quốc. Tấm bia này được công nhận là Quốc bảo Hàn Quốc số 3 vào năm 1962. Bia Namsan sinseng (南山新城碑 - Nam Sơn Tân Thành Bi) năm 591 đã cho lần đầu tiên cho thấy việc diễn đạt tiếng Triều Tiên bằng một hệ chữ viết mới dựa trên Hán Tự gọi là idu[10].

Việc khắc bia được truyền vào Nhật Bản từ Trung Quốc qua bán đảo Triều Tiên vào khoảng thế kỉ thứ VII. Các bằng chứng khảo cổ cho thấy người Triều Tiên đã di cư đến vùng Kozuke từ khoảng giữa thế kỉ thứ V đến cuối thế kỉ thứ VI. Những người Triều Tiên này đã mang theo văn hóa chữ Hán và Đạo Phật truyền vào Nhật Bản. Tấm bia đá khắc chữ Hán theo ngữ pháp tiếng Nhật sớm nhất tìm thấy được là Bia Yamanoue (山上碑 - Sơn Thượng Bi) tại tỉnh Kozuke (Gunma ngày nay) có niên đại năm 681. Chữ trên bia được khắc theo lối lệ thư.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bia (kiến trúc) http://www.unesco.org/new/fileadmin/MULTIMEDIA/HQ/... http://baoquangninh.com.vn/chinh-tri/201504/khanh-... http://tamnong.phutho.gov.vn/Chuyen-muc-tin/Chi-ti... http://www.hannom.org.vn/default.asp?CatID=461 http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=2098&Cat... https://books.google.com.au/books?id=2AmspKX3beoC https://archive.org/stream/religioussystem01groogo... https://dantri.com.vn/du-lich/chiem-nguong-bia-da-... https://laodong.vn/van-hoa/chinh-thuc-cong-bo-ban-... https://thanhnien.vn/van-hoa/bao-vat-quoc-gia-ky-1...